1. Khi sử dụng cầu thang máy gia đình loại nhỏ nhất, không nên sử dụng quá tải trọng cho phép của mẫu thiết kế. Mỗi loại thang có một tải trọng nhất định, có thang có bộ cảnh báo quá tải, có thang không có. Nếu thang không có hệ thống bảo quá tải thì bạn cũng không nên thường xuyên để thang quá tải trong quá trình sử dụng, để đảm bảo an toàn cho người dùng và tránh hư hỏng bất ngờ.
2. Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cho rãnh trượt cửa tầng của thang máy gia đình bằng cách vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Bởi lẽ, bụi và rác trong rãnh trượt này có thể làm cho cửa tầng và cửa cabin thang máy không đóng được hoặc đóng mở chậm do ma sát mạnh.
3. Không được sử dụng các vật sắc để mở cửa cabin thang máy hay cửa tầng. Điều này có thể phá hỏng hệ thống cửa thang máy gia đình sang trọng. Trường hợp có hỏng hóc cũng không nên tự cạy khoét cabin, làm mất tính thẩm mỹ. Bạn cần nhờ đến các chuyên viên kỹ thuật để sửa chữa.
4. Nên sử dụng hệ thống điện thoại liên lạc từ cabin ra bên ngoài để biết được tình hình của người bên trong thang máy đề phòng trường hợp thang xảy ra sự cố bất ngờ, ngời dùng không thể thoát ra ngoài ngay được.
5. Khi muốn cải tạo thang máy, không được tự ý thay đổi các trang trí nội thất bên trong cabin khi chưa thông qua công ty bảo trì thang máy bởi điều đó có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng giữa cabin và đối trọng hoặc làm ảnh hưởng đến hệ thống tải trọng của thang.
6. Đảm bảo không được để nước chảy vào các cửa tầng và hố thang ngập nước, để tránh tình trạng chập điện, hỏng thang máy. Không đem những vật dễ gây cháy vào trong cabin. Nên làm vệ sinh thường xuyên hố thang để đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Hãy cẩn thận khi sử dụng xe đẩy hay khi di chuyển đồ đạc, tránh gây hư hỏng cửa tầng hay cửa cabin thang máy.
Ngày cả khi đã hết tời hạn bảo hành, thang máy vẫn cần được chăm sóc kỹ càng nhất. Do đó, tốt nhất khi hết thời gian bảo hành của nhà cung cấp, gia đình nên ký thêm hợp đồng bảo dưỡng để có thể hạn chế tối đa những sự cố bát ngờ hay kịp thời sữa chữa thay thế thiết bị khi bị hỏng hóc.